Câu Hỏi thường gặp

Bạn cần hiểu rõ vấn đề bạn tị nạn (hiện tại có vụ tị nạn bằng đường bộ vượt biên sang Mexico và để bị bắt vào trại). Nếu bạn vào Mỹ kiểu này và may mắn nhận được quy chế tị nạn tại Mỹ, bạn sẽ được cấp thẻ xanh NHƯNG
 
Khi bạn tị nạn, đồng nghĩa với việc hộ chiếu của bạn đã không thể sử dụng được nữa và Việt Nam KHÔNG NHẬN LẠI BẠN (Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp gửi hộ chiếu cho tôi làm lại mặc dù bảo là mất nhưng khi submit cho Lãnh Sự Quán Việt Nam, thì nhận được thông báo là không cấp do người đó vượt biên trái phép vào Mỹ).
 
Khi bạn đã không có hộ chiếu và VN không nhận lại bạn thì bạn không thể về VN được cho đến khi bạn có quốc tịch và xin visa để vào Việt Nam bằng quốc tịch Mỹ.
Theo luật Di Trú và Nhập Tịch, đối với diện EB visa (Skilled hoặc Unskilled worker – Lao động có tay nghề hoặc lao động không có tay nghề) thì vào thời điểm nộp I-485 ĐƠN XIN THẺ XANH hay còn gọi là nộp đơn chuyển diện (Adjustment of Status) thì đương đơn phải CÒN HỢP PHÁP LƯU TRÚ TẠI MỸ và CHƯA CÓ BẤT KỲ KHOẢNG THỜI GIAN NÀO BẤT HỢP PHÁP TẠI MỸ. Có nghĩa là I-20 KHÔNG ĐƯỢC HẾT HẠN và thêm nữa là CHƯA BAO GIỜ BỊ HẾT HẠN I-20 RỒI MỚI XIN I-20 KHÁC.
 
Trong trường hợp này, sẽ rất khó có thể chuyển sang diện EB3, vì I-20 chỉ còn 2 tháng nữa là hết hạn, nhưng thủ tục xin EB3 cần phải làm bước đầu tiên là xin LC. Giai đoạn này mất từ 6-12 tháng. Sau khi có LC rồi, thì mới tiến hành các thủ tục khác ở giai đoạn sau với Sở Di Trú và Nhập Tịch (USCIS).
 
Lời khuyên cho trường hợp này đó là NHANH CHÓNG xin gia hạn I-20 hoặc có thể xin I-20 ở 1 trường khác để giữ tình trạng lưu trú hợp pháp và không có bất cứ thời gian nào bị bất hợp pháp. Vì như thế, khi Sở Di Trú tiếp nhận hồ sơ, sẽ từ chối. Sau đó tiến hành làm hồ sơ EB3 sẽ an toàn và tỉ lệ thành công cao hơn rất nhiều.
 
Xin lưu ý rằng, EB3 là diện lao động định cư có thật, và rất nhiều gia đình đã định cư dưới diện này. Sự thất bại của diện này là do quý vị KHÔNG NÓI RÕ, NÓI THẬT tình trạng của quý vị cho văn phòng thực hiện để họ có hướng tư vấn tốt nhất cho quý vị. Vì thế, khi có ý định tham gia chương trình EB3, quý vị hãy suy nghĩ đến các câu hỏi sau:
1️⃣ Quý vị có đang hợp pháp lưu trú ở Mỹ hay không?
2️⃣ Trong suốt thời gian quý vị ở Mỹ, quý vị có từng bị hết hạn lưu trú cho dù là 1 ngày hay không?
3️⃣ Quý vị đã từng xin chuyển đổi tình trạng cư trú với Sở Di Trú và bị từ chối hay không?
 
Hãy luôn nói sự thật với văn phòng tư vấn định cư của quý vị để họ cho quý vị sự tư vấn tốt nhất và tránh rủi ro nhất có thể. Khi đó quý vị hoàn toàn có thể được hưởng quý chế thường trú nhân tại Mỹ.
Theo Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ, tất cả những người nước nào đến Hoa Kỳ lần đầu bằng VISA ĐỊNH CƯ (Immigrant Visa), nếu sau 90 ngày không nhận được thẻ xanh chính thức qua đường bưu điện, có thể liên lạc trực tiếp với Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ tại số phone: 800-375-5283 để hỏi thăm về tình trạng thẻ xanh được cấp.
 
Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc chuẩn bị cuộc sống mới, Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ có hướng dẫn rằng: Những người nhập cảnh vào Hoa Kỳ lần đầu bằng Visa Định Cư, sẽ được đóng mộc trên hộ chiếu (passport) bên cạnh visa định cư đó. Visa định cư khi đi kèm với dấu mộc sẽ được xem như là THẺ XANH TẠM, có giá trị 1 năm tính từ ngày ghi trên dấu mộc.
 
THẺ XANH TẠM được xem như là thẻ xanh chính thức, có giá trị như nhau và được dùng để: Xin việc làm, du lịch ra khỏi nước Mỹ và quay lại vào Mỹ, thi bằng lái xe, xin học, mua bảo hiểm, xin số an sinh xã hội (Social Security Number).
 
Lưu ý rằng: Đừng quan tâm đến thời hạn Visa khi quý vị đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ rồi. Vì thời hạn 1 năm được tính từ ngày quý vị nhập cảnh lần đầu (cũng là ngày ghi trên mộc đóng vào hộ chiếu). Mặc dù hạn của Visa đã hết, nhưng căn cứ vào ngày nhập cảnh và trong vòng 12 tháng tiếp theo, quý vị vẫn sử dụng được thẻ xanh tạm như đã nói ở trên.
Theo luật Di Trú và Nhập Tịch quy định, chỉ có những ai mang quốc tịch Hoa Kỳ mới có thể nộp hồ sơ bảo lãnh ba mẹ ruột (IR5) hoặc anh chị em ruột (diện F4).
 
Trường hợp của bãn chỉ có thẻ xanh 10 năm. Bạn cần phải chờ đủ điều kiện được nộp đơn thi quốc tịch Hoa Kỳ trước. Sau khi được tuyên thệ, có thể nộp hồ sơ bảo lãnh ba mẹ với bằng quốc tịch nhận được trong ngày tuyên thệ.
Em đã xác định em trai của em đi du học thì sẽ không thể học ở public school. Em trai em bắt buộc phải theo học tại trường đã cấp I-20 cho em trai em khi xin visa du học.
Có những vấn đề em cần lưu ý như sau:
 
1/ Các trường public thường không cấp I-20 cho du học sinh. Chỉ có những trường tư thục mới cấp. Cho nên em của em ko thể xin I-20 vào các trường public được.
 
2/ Tuy rằng theo nguyên tắc, tất cả các trẻ em ở Mỹ dù hợp pháp hay bất hợp pháp đều được đi học tại các trường public (chỉ cần có địa chỉ cư trú rõ ràng và khai sinh là được). Tuy nhiên,
 
3/ Em của em nếu muốn học tại trường public, thì phải nghỉ học tại trường tư thục  đã cấp I-20 trước đó. Đồng nghĩa với việc em của em sẽ trở CƯ TRÚ BẤT HỢP PHÁP vì trường public không cấp I-20 để tiếp tục F1 status cho em của em.
 
4/ Mẹ em là người có thẻ xanh, bảo lãnh em của em là diện F2A, hiện tại lịch visa của diện F2A không phải là current. Đồng nghĩa với việc đơn xin bảo lãnh I-130 và đơn xin thẻ xanh I-485 KHÔNG ĐƯỢC PHÉP NỘP CÙNG LÚC mà phải chờ khi nào lịch visa đến ngày ưu tiên của I-130 thì mới nộp I-485 được.
 
5/ Theo luật Di Trú và Nhập Tịch, đối với người bảo lãnh có thẻ xanh, thì khi người được bảo lãnh nộp đơn I-485 thì vào thờ điểm đó, họ PHẢI CÓ TÌNH TRẠNG HỢP PHÁP, và không có thời gian nào bất hợp pháp trong suốt quá trình cư trú tại Mỹ. Do đó,
 
6/ Quay trở lại điều thứ 3 thì em của em đã bất hợp pháp nếu nghỉ học tại trường tư thục và chạy qua trường public. Vì thế khi nộp I-485 thì vào thời điểm đó, em của em đã và đang cư trú bất hợp pháp nên hồ sơ 100% sẽ bị từ chối theo luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ.
 
Cho nên, em của em khi qua Mỹ du học thì bắt buộc phải giữ tình trạng hợp pháp bằng cách học tiếp tục tại trường tự thục đã cấp I-20 từ ban đầu hoặc chuyển qua 1 trường tư thục khác có học phí rẻ hơn cho đến sau khi nộp I-485 và đã nhận được receipt của Sở Di Trú, khi đó, hồ sơ được coi như là pending thì lúc đó em của em mới có thể đi qua Public school học được (mặc dù cũng chưa phải là cư dân hợp pháp, tuy nhiên trong trường hợp này thì hs của vẫn tuân thủ đúng luật).
 
Chúc em may mắn và sớm đoàn tụ.
Không có luật nào cấp bạn kết hôn để chuyển diện cả. Tuy nhiên, trong trường hợp người bảo lãnh là thẻ xanh thì bạn cần phải lưu ý những điều sau:
 
  1. Chỉ đăng ký kết hôn sau 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào Mỹ (theo 90 days rule) của sở Di Trú.
  2. Bạn chỉ được nộp HỒ SƠ BẢO LÃNH trước để lấy được ngày ưu tiên sau đó mới được nộp HỒ SƠ XIN THẺ XANH. Vào thời điểm nộp HỒ SƠ XIN THẺ XANH bạn phải còn hợp pháp tại Mỹ. Bạn vào Mỹ bằng Visa Waiver Program nên chú ý điều này vì thời gian lưu trú hợp pháp của bạn ngắn hơn những người có visa B1/B2.
  3. Hồ sơ này bị giới hạn số lượng visa hàng năm, cho nên bạn cần phải kiểm tra lịch visa (Visa bulletin) hoặc Adjustment of Status Filing chart trên website của USCIS để biết khi nào bạn có thể file được HỒ SƠ XIN THẺ XANH theo ngày ưu tiên đã nói trong điều 2.
Trong trường hợp của bạn thì hoàn toàn KHÔNG THỂ CHUYỂN DIỆN TẠI MỸ được vì:
  1. Theo Visa Waiver Program, bạn chỉ lưu trú tối đa là 90 ngày tại Mỹ, điều đó có nghĩa là khi bạn đăng ký kết hôn thì lúc đó đã bất hợp pháp rồi, làm sao chuyển diện?
  2. Cho dù bạn đến Mỹ bằng B1/B2 visa đi nữa, thì bạn cũng chỉ lưu trú hợp pháp tối đa 180 ngày, bạn mất 90 ngày đầu tiên ko làm gì và sau đó đăng ký kết hôn, sau đó nộp hs bão lãnh. Bạn chỉ còn 90 ngày còn lại hợp pháp để chờ lịch visa. Nếu may mắn, lịch visa chạy đến ngày ưu tiên của bạn thì ko sao, nhưng vào thời điểm này, 90 ngày để lịch visa chạy đến ngày ưu tiên thì rất khó.
 
Cho nên bạn cân nhắc và suy nghĩ nhé. Chúc may mắn.
 

Câu trả lời là được. Hoa Kỳ không hạn chế người ta có thể nộp đơn xin visa phi cư trú từ đại sứ quán nào (mặc dù có một vài ngoại lệ, Canada không nằm trong số đó). Quý vị có thể nộp đơn xin visa du lịch B-1/B-2 từ hầu hết các quốc gia mà quý vị đã nhập cảnh hợp pháp.

Tuy nhiên, đại sứ quán tại Canada mạnh mẽ khuyến nghị quý vị nên nộp đơn từ quốc gia mà quý vị đang cư trú. Lý do là họ không có kinh nghiệm đánh giá đơn xin từ những người không phải cư dân Canada, và đơn của quý vị có thể bị từ chối do họ không biết cách xác minh thông tin của quý vị. Ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt

Người xin visa đến thăm tạm trú tại Canada nên nộp đơn tại Phòng Lãnh sự Hoa Kỳ tại quốc gia họ đang cư trú. Nếu người xin visa không phải là cư dân Canada, các sĩ quan phỏng vấn tại Phòng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Canada có thể không có kinh nghiệm đánh giá tình hình tại quốc gia cư trú của người xin. Do đó, người xin sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chứng minh đủ điều kiện để có visa Hoa Kỳ tại Canada so với việc ở quốc gia cư trú.

Con số khách du lịch Canada bị từ chối visa đến Mỹ trong những trường hợp như vậy rất nhiều. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nộp đơn xin visa Hoa Kỳ tại Việt Nam trước khi sang du lịch Canada để có thể kết hợp cả 2 mục đích du lịch.

Không làm được, vì hiện nay, Việt Nam đã áp dụng căn cước công dân gắn chip, cho nên khi làm hộ chiếu cần phải có căn cước công dân. Nếu quý vị muốn làm hộ chiếu Việt Nam tại Việt Nam, quý vị cần làm căn cước công dân trước. Tuy nhiên sẽ có những vấn đề sau xảy ra:
 
  1. Việt Nam kiểm soát cả xuất cảnh và nhập cảnh. Hộ chiếu được cấp trong nước bắt buộc phải được đóng dấu xuất cảnh thì mới có thể dùng để nhập cảnh vào Việt nam được.
  2. Trong trường hợp của quý vị, chắc quý vị phải nhập cảnh vào Việt Nam bằng passport Mỹ (lưu trú có thời hạn), nếu về Việt Nam làm hộ chiếu Việt Nam thì hộ chiếu đó được cấp trong nước (Cấp tại Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh). Trong khi đó, hộ chiếu Việt Nam được cấp tại Mỹ sẽ có nơi cấp là Đại Sứ Quán, hoặc Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam, thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Nếu dùng hộ chiếu Việt Nam được cấp trong nước để xuất cảnh ra khỏi Việt nam thì được. Tuy nhiên trước đó quý vị đã dùng passport Mỹ để nhập cảnh, như vậy thì passport Mỹ chưa có dấu xuất cảnh ra khỏi Việt Nam (vì đã dùng hộ chiếu Việt Nam để xuất cảnh). Khi đó, quý vị sẽ bị phạt ở quá hạn (mặc dù đã ra khỏi Việt Nam bằng passport Việt Nam rồi).
  3. Nếu dùng passport Mỹ để ra khỏi Việt Nam theo đúng luật xuất và nhập cảnh thì quý vị sẽ không bị phạt ở quá hạn, tuy nhiên vẫn không thể dùng passport Việt Nam để nhập cảnh lại vào Việt Nam được, vì theo như điều 1 có nêu rõ rằng hộ chiếu Việt Nam được làm từ trong nước và chưa có dấu xuất cảnh đi ra khỏi nước thì không thể dùng để nhập cảnh vào Việt Nam.
Trong trường hợp này của quý vị, nếu quý vị có thể làm được hộ chiếu Việt nam tại Việt Nam, thì quý vị có thể dùng để đi ra những nước lân cận miễn visa cho người Việt Nam hoặc đến những địa điểm du lịch trong nước dành riêng cho người Việt Nam và không mất thêm phụ phí. Ngoài ra, hộ chiếu đó không có giá trị để quý vị dùng cho việc xuất – nhập cảnh ra vào Việt Nam.